7 nội quy về lưu trú của những người bị giữ trong các phòng dành cho người bị tạm giam hoặc những người bị dẫn giải nhằm mục đích làm t

7
NỘI QUY VỀ LƯU TRÚ CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG CÁC PHÒNG DÀNH CHO
NGƯỜI BỊ TẠM GIAM HOẶC NHỮNG NGƯỜI
BỊ DẪN GIẢI NHẰM MỤC ĐÍCH LÀM TỈNH RƯỢU
Điều 1.1. Người bị tạm giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm
tỉnh rượu được tiếp nhận vào phòng phải ngay lập tức:
1) được thông báo về những quyền người đó được hưởng và những nghĩa vụ
ràng buộc người đó phải thực hiện;
2) được tìm hiểu bản nội quy này;
3) được thông báo về trang bị hệ thống camera theo dõi 24 tiếng đồng
hồ của căn phòng – nếu thiết bị này đã được lắp đặt.
2. Người bị tạm giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu
không biết tiếng Ba Lan phải được bảo đảm khả năng giao tiếp trong các
vấn đề liên quan đến việc người đó lưu lại trong phòng tạm giam thông
qua người phiên dịch.
3. Nếu việc giao tiếp với người bị tạm giữ hay với người bị dẫn giải
nhằm mục đích làm tỉnh rượu gặp khó khăn vì có sự trục trặc về ý thức
hoặc hành vi, như nói ở khoản 1, thì cần phải dừng ngay công việc đang
thực hiện sau khi nguyên nhân không còn nữa.
4. Việc thực hiện các nhiệm vụ như nói ở khoản 1. cần được ghi chép
trong cuốn sổ về quá trình công việc trong các phòng dành cho những
người bị tạm giữ hoặc những người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh
rượu, sau đây gọi là „sổ ghi quá trình công việc”.
Điều 2. 1. Không tiếp nhận vào phòng những trường hợp sau:
1) theo khoản 3 – trẻ vị thành niên mà theo các quy định điều chỉnh
việc tố tụng trong các vấn đề trẻ vị thành niên những trẻ này phải
được đưa vào phòng dành riêng cho trẻ em của cảnh sát;
2) những phụ nữ đang có mang từ tuần thứ 28 trở lên và những phụ nữ
đang cho con bú;
3) những người bị bắt giữ hoặc những người bị dẫn giải nhằm mục đích
làm tỉnh rượu – trong trường hợp khẳng định có sự không hợp lệ trong
hồ sơ làm cơ sở cho việc tiếp nhận;
4) những người bị tạm giữ hay những người bị dẫn giải nhằm mục đích
làm tỉnh rượu – trong trường hợp không có xác nhận của y tế, như nói ở
điều 6.
2. Việc từ chối tiếp nhận người vào phòng cần phải được ghi chép trong
sổ ghi quá trình công việc và đưa ra lý do từ chối.
3. Quy định của khỏn 1 điểm 1 không áp dụng đối với trẻ vị thành niên
vi phạm các hành vi hình sự đang trong tình trạng sau khi sử dụng rượu
hay một chất có tác động tương tự nào đó.
Điều 3. 1. Người bị bắt giữ, bị đưa vào phòng cần được thả ngay, nếu:
1) không còn lý do để bắt giữ;
2) theo lệnh hoặc chỉ thị của tòa án;
3) theo yêu cầu của viện kiểm sát;
4) trước khi hết 48 giờ kể từ thời điểm bắt giữ trừ trường hợp trong
thời gian đó người này được chuyển giao cho tòa án xử lý cùng với đơn
đề nghị áp dụng việc tạm giữ người đó;
5) nếu trong vòng 24 giờ kể từ khi chuyển giao người đó cho tòa án xử
lý mà không có việc trao cho người đó quyết định về việc áp dụng tạm
giam người đó.
2. Ít nhất là 2 giờ đồng hồ trước khi hết thời gian giam giữ cần thông
báo cho trưởng đơn vị tổ chức của cảnh sát hoặc của cơ quan có thẩm
quyền về việc xử lý người đang bị tạm giam về việc sắp hết thời gian
giam giữ đồng thời thỏa thuận phương thức xử lý tiếp theo đối với
người đã được tiếp nhận vào phòng.
3. Việc chuyển giao thông tin về các thỏa thuận đã thống nhất, như nói
ở khoản 1 và khoản 2 phải được ghi trong sổ ghi quá trình công việc.
Điều 4. Người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu cần phải được
thả ngay:
1) vào thời điểm tỉnh rượu, nhưng không chậm hơn trước khi hết thời
gian 24 giờ đồng hồ;
2) trên cơ sở xác nhận của y tế khẳng định rằng việc lưu giữ người đó
trong phòng có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và sức khỏe người đó.
Điều 5. 1. Người bị dẫn giải vì mục đích làm tỉnh rượu phải được đưa
đi khám bác sĩ ngay và trong các trường hợp có kết luận thì cần phải
được chăm sóc về vệ sinh dịch tễ và thực hiện sự giúp đỡ y tế ban đầu.
2. Trong những trường hợp đã có kết luận rõ, người bị bắt giữ được đưa
đi khám bác sĩ và được chăm sóc về vệ sinh dịch tễ và thực hiện trợ
giúp y tế ban đầu.
3. Việc khám sức khỏe và các chăm sóc vệ sinh dịch tễ được tiến hành
trên cơ sở tôn trọng những chỉ dẫn xuất phát từ kiến thức y học phù
hợp – trong phạm vi những quyền hạn được phép – bác sĩ, y tá, hộ lý
hoặc người có quyền thực hiện các thao tác y tế đơn giản.
4. Quá trình và kết quả khám bệnh và các chăm sóc vệ sinh dịch tễ tiến
hành trong phòng tạm giữ phải được ghi chép đầy đủ trong sổ cuốn ghi
lại các cuộc khám bệnh của bác sĩ.
5. Các cuộc khám bệnh và các chăm sóc vệ sinh dịch tễ không được tiến
hành nếu người bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm
tỉnh rượu trước đó đã được khám.
6. Trong trường hợp có sự khẳng định hay có sự nghi ngờ về việc cơ thể
người bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu có
những rối loạn sức khỏe cơ bản về chức năng thì phải lập tức thông báo
cho xe cấp cứu hoặc cho nhóm cấp cứu y tế.
Điều 6. Chỉ nhận vào phòng người bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải
nhằm mục đích làm tỉnh rượu sau khi bác sĩ đã khám bệnh và xác nhận
không có những chống chỉ định về y tế đối với việc tiếp nhận vào phòng
khi người được tiếp nhận:
1) là phụ nữ đang mang thai;
2) là người đang trong tình trạng sau khi sử dụng rượu hoặc đang trong
tình trạng say rượu hoặc dưới tác động của các chất gây nghiện hoặc
các chất gây ảnh hưởng đến thần kinh;
3) người có những chấn thương nhìn thấy rõ ràng trên cơ thể hoặc đã
tham gia đánh nhau;
4) người đó thông báo mình đang bị các căn bệnh đòi hỏi phải điều trị
thường xuyên hoặc điều trị định kỳ;
5) yêu cầu được giúp đỡ về mặt y tế;
6) chỉ ra những triệu chứng rối loạn tâm lý hoặc những thông tin đang
sở hữu cho thấy người đó có thể đang mắc bênh truyền nhiễm.
Điều 7. Trong khi tiếp nhận vào phòng, người đang bị bắt giữ hoặc
người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu có nhiệm vụ:
1) cho biết các thông tin nhân thân, thông tin về địa chỉ thường trú
và về tình trạng sức khỏe;
2) chuyển giao để cất giữ:
a) giấy tờ tùy thân, các loại phương tiện thanh toán và các đồ vật có
giá trị (chẳng hạn như các loại nhẫn, đồ trang sức, đồng hồ),
b) các loại phương tiện liên lạc và các thiết bị kỹ thuật phục vụ việc
ghi âm và tái tạo thông tin;
c) các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho trật tự chung và an toàn trong
phòng, đặc biệt là các đồ vật có lưỡi sắc, đầu nhọn (như dao cạo, lưỡi
dao bào, các đồ dùng để cắt kim loại), các phương tiện dùng để trói,
các chất gây nghiện, các hợp chất gây tác động thần kinh hoặc rượu và
các loại dây buộc, thắt lưng, khăn quàng và diêm, bật lửa, các đồ vật
khác có kích thước hoặc số lượng vi phạm trật tự hoặc sự an toàn đã
được quy định trong thời gian lưu trú trong phòng.
2. Người bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu
phải phục tùng sự kiểm tra chi tiết nhằm mục đích thu giữ những giấy
tờ, phương tiện thanh toán và các loại đồ vật cần phải được cất giữ.
Điều 8. 1. Các loại đồ vật nói ở điều 7 khoản 1 điểm 2 được đánh dấu
đặc điểm riêng và ghi vào hóa đơn thu giữ có chữ ký của người bị bắt
giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu được tiếp nhận
vào phòng cùng với chữ ký của người cảnh sát làm việc thu giữ đó.
2. Việc người bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh
rượu khi được tiếp nhận vào phòng từ chối ký tên hoặc không có khả
năng ký tên được ghi rõ trong hóa đơn thu giữ đồ vật và đồng thời chỉ
ra sự có mặt khi tiến hành việc làm này của một cảnh sát khác bằng
việc người cảnh sát đó ký tên vào hóa đơn thu giữ đồ vật.
Điều 9. 1. Người bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm
tỉnh rượu khi được tiếp nhận vào phòng tạm giam sẽ nhận một căn phòng
dành cho người bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm
tỉnh rượu do người cảnh sát chịu trách nhiệm tại phòng tạm giam và
chịu trách nhiệm phục vụ trong phòng tạm giam chỉ cho và chỉ rõ nơi
ngủ.
2. Những người khác giới tính sẽ ở riêng.
3. Những người được dẫn đến nhằm mục đích làm tỉnh rượu không được bố
trí ở chung với những người không say.
4. Những người chưa đủ 18 tuổi không được bố trí chung phòng với những
người đủ tuổi thành niên.
Điều 10. 1. Người bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm
tỉnh rượu, khi có mặt ở phòng tạm giam được sử dụng quần áo, đồ lót và
giầy dép của mình.
2. Y phục thay thế được cấp cho người được tiếp nhận vào phòng trong
trường hợp bị bắt giữ vì đã có án, bị tố cáo, bị tình nghi hoặc người
bị tình nghi:
1) phạm tội mang tính chất khủng bố;
2) tham gia nhóm tội phạm có tổ chức;
3) phạm tội ác đặc biệt nghiêm trọng có sử dụng vũ khí nổ hoặc vật
liệu gây nổ.
3. Nếu các loại đồ vật nói ở khoản 1. không sử dụng được hoặc nếu việc
sử dụng chúng là không thể chấp nhận vì lý do vệ sinh, người bị bắt
giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu có thể được
nhận miễn phí quần áo, đồ lót, giầy dép cần thiết.
4. Quyết định về việc cấp miễn phí quần áo, đồ lót, giầy dép cho người
bị bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu đang có
mặt ở nơi tạm giam do thủ trưởng có thẩm quyền của đơn vị tổ chức của
cảnh sát đưa ra hoặc do người được ông ta ủy quyền đua ra, có lưu ý
đến vị trí của nơi tạm giam.
5. Người được bố trí ở nơi tạm giam được nhận miễn phí các phương tiện
cần thiết phục vụ vệ sinh cá nhân, trong đó đặc biệt là xà phòng và
khăn mặt trong khoảng thời gian cần thiết phải sử dụng chúng.
6. Trong thời gian quy định phải giữ yên tĩnh về ban đêm và khi có nhu
cầu cần thiết được xác định vào thời điểm khác của ban ngày, người bị
bắt giữ hoặc người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu được nhận
đệm, gối, chăn (vào mùa thu-đông nhận hai tấm chăn) và ga trải giường
– hai tấm vải ga, và áo gối.
7. Người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu được nhận các đồ vật
nói ở khoản 6 trong thời gian lưu trú tại nơi tạm giam.
Điều 11. 1. Người được bố trí ở nơi tạm giam có quyền:
1) sử dụng những đồ vật nằm trong diện phải chuyển vào nơi thu giữ,
nói ở điều 7 khoản 1 điểm 2, nếu chúng không bị thu giữ;
2) nhận ba bữa ăn trong ngày, trong đó ít nhất có một bữa ăn nóng,
nước uống nhằm mục đích giải khát, còn khi tình trạng sức khỏe của
người đó đòi hỏi – nhận thức ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong
đó:
a) giá trị năng lượng của các bữa ăn, theo quy định các mức trong chỉ
thị của Bộ Nội vụ và Hành chính ban hành ngày 12 tháng 9 năm 2002 quy
định về vấn đề dinh dưỡng và các chuẩn mực dinh dưỡng đối với các
trường hợp bị cảnh sát bắt giữ (đăng trên Công báo số 166, mục 1366),
giá trị đó phải là:
- 60% mức ăn quy định trong các trường học SZ nhưng không dưới 2600
kcal;
- 75 % mức ăn quy định trong các trường học SZ nhưng không dưới 3200
kcal đối với phụ nữ đang mang thai và những người chưa đủ 18 tuổi;
b) độ lớn của các mức chuẩn nêu trong mục a) sẽ tăng 50% trong trường
hợp những nguời bị bắt giữ đang trong thời gian bị hộ tống và thời
gian hộ tống này kéo dài trên 6 giờ đồng hồ.
c) trong trường hợp các bữa ăn dành cho những người bị bắt giữ được
chuẩn bị trong các trại thi hành án hay trong các trại tạm giam để
điều tra trực thuộc Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì các mức chuẩn được áp
dụng theo chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 2 tháng 9 năm
2003 về vấn đề xác định giá trị chuẩn dinh dưỡng hàng ngày và các loại
thức ăn kiêng cho những người bị giam trong các trại thi hành án và
trong các trại tạm giam để điều tra (đăng trên Công báo số 167, mục
1638 hoặc ban hành năm 2005 số 48, mục 457);
d) các bữa ăn được phát sau ít nhất 6 giờ đồng hồ kể từ thời điểm bắt
giữ trong các khoảng thời gian cụ thể như sau:
- bữa sáng 7.00 – 8. 00
- bữa trưa 12.00 – 14.00
- bữa tối 18.00 – 19. 00
e) người bị bắt giữ đang trong tình trạng say rượu và thời gian lưu
trú trong khu tạm giam chưa vượt quá 12 tiếng đồng hồ không được nhận
bữa ăn;
f) người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu chỉ được nhận đồ uống
để giải khát, cụ thể là nước chè, cà phê hoặc nước trắng;
3) được nhận sự chăm sóc y tế;
4) được sử dụng các thiết bị vệ sinh và phương tiện làm sạch cần thiết
cho việc giữ vệ sinh cá nhân;
5) được sở hữu những đồ vật liên quan đến thờ phụng tôn giáo – với
điều kiện là những đặc tính của các đồ vật đó không gây nguy hiểm cho
an ninh trong khu tạm giam;
6) tiến hành tế lễ và các hoạt động tôn giáo với điều kiện những việc
làm này không gây mất trật tự và an toàn trong khu tạm giam;
7) được sử dụng sách báo;
8) được mua các sản phẩm thuốc lá, báo chí bằng tiền túi của mình và
được sở hữu chúng trong phòng dành cho những người bị bắt giữ hoặc
những người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu cùng các đồ vật sử
dụng cho cá nhân để giữ vệ sinh cá nhân và được sở hữu chúng trong
phòng với điều kiện là những đồ vật này và các bao bì, đóng gói chúng
không gây nguy hiểm cho trật tự hoặc an ninh trong khu ở;
9) hút thuốc lá ở nơi quy định – được sự cho phép của người cảnh sát
chịu trách nhiệm phục vụ trong khu ở;
10) được nhận – sau khi đã kiểm tra trước mặt người nhận – bưu phẩm
gồm quần áo, giầy dép và các đồ dùng cá nhân khác cùng các thứ dùng để
băng bó vết thương và vệ sinh cá nhân cũng như các loại thuốc chữa
bệnh theo sự đồng ý của bác sĩ, các loại thuốc cho người đang lưu trú
trong khu tạm giam do bác sĩ hoặc cảnh sát cấp theo những thỏa thuận
mà người cảnh sát này đã thống nhất với bác sĩ;
11) nộp các yêu cầu, đơn tố cáo, đơn đề nghị cho người cảnh sát phụ
trách các công việc của khu tạm giam và cho chỉ huy đơn vị tổ chức của
cảnh sát mà khu tạm giam trực thuộc.
2. Việc thực hiện các quyền đã được cụ thể hóa trong khoản 1 điểm 8
cần được bảo đảm thông qua người cảnh sát không quá một lần trong
ngày, phù hợp với khả năng thực tế.
Điều 12. 1. Người bị bắt giữ hoặc bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh
rượu, được bố trí ở trong khu tạm giam có nhiệm vụ:
1) tôn trọng bản nội quy này;
2) làm những việc do người cảnh sát chịu trách nhiệm về các công việc
trong khu tạm giam giao cho;
3) giữ yên tĩnh về ban đêm trong khoảng từ 22.00 đến 6.00, trong những
ngày lễ thì đến 7.00;
4) tôn trọng các nguyên tắc chung sống xã hội;
5) giữ vệ sinh cá nhân và giữ gìn sự sạch sẽ khu tạm giam;
6) sử dụng các thiết bị của khu tạm giam theo đúng những quy định về
chức năng của chúng;
7) lập tức thông báo cho cảnh sát chịu trách nhiệm phục vụ trong khu
tạm giam về việc xuất hiện bệnh tật, chấn thương hoặc những sự việc
gây hậu quả nguy hiểm khác.
2. Người bị dẫn giải nhằm mục đích làm tỉnh rượu có trách nhiệm thanh
toán chi phí cho thời gian lưu trú của mình tại khu tạm giam.
Điều 13. 1. Người ra khỏi nơi tạm giam được trả lại các giấy tờ,
phương tiện thanh toán và các đồ vật bị tạm giữ. Các phương tiện thanh
toán và các đồ vật không được trả lại từ nơi thu giữ nếu chúng không
bị thu giữ hoặc nếu chúng bị giữ lại vì mục đích an toàn hoặc vì mục
đích xử lý hành chính.
2. Trong trường hợp thả người ra khỏi khu tạm giam nhằm mục đích
chuyển giao, một phần các thứ bị thu giữ, nhất là giấy tờ tùy thân,
các phương tiện thanh toán, thiết bị kỹ thuật phục vụ ghi âm hoặc tái
tạo thông tin và các đồ vật đã nêu ở điều 7 khoản 1 điểm 2 mục c), trừ
các loại dây buộc, thắt lưng, khăn quàng, do chỉ huy đội hộ tống tiếp
nhận trong thời gian hộ tống hoặc do người hộ tống tiếp nhận và sau đó
các giấy tờ, phương tiện thanh toán và các đồ vật này sẽ được chuyển
cho người được ủy nhiệm tại điểm đích của việc hộ tống.
3. Các thứ đồ vật được tiếp nhận để cất giữ có thể được giao cho người
được ủy nhiệm trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người có đồ bị thu
giữ.

  • MAGISTER IURIS AL MAESTRO IGNACIO BURGOA ORIHUELA CUÁNTAS VECES
  • ZAŁĄCZNIK NR 1 DO ZARZĄDZENIA NR ADK 0151 –
  • STAROVEKÉ GRÉCKO STAROVEKÉ GRÉCKO BOLA VYSPELÁ EURÓPSKA KULTÚRA
  • CHAPITRE 5) LES DROITS ET LES OBLIGATIONS DU COMMERÇANT
  • YOUNG TALENTED LEADERSHIP SCHOLARSHIP QUIRÓN GRUPO HOSPITALARIO Y
  • 1 RESUELVE ESTAS EXPRESIONES 76538 + 5102 + 42222
  • ZAŁĄCZNIK NR 6 C DO ZAPYTANIA OFERTOWEGO PIECZĘĆ
  • FEKETE ISTVÁN (ÍRÓ 1900–1970) EMLÉKTÁBLA A SZÜLŐHÁZÁN ÉLETRAJZA 1900
  • NAME HOUR DATE CHEMISTRY PROPERTIES
  • A CADEMIC STAFF PROMOTIONS APPENDIX H CHECKLIST OF ACADEMIC
  • PERATURAN PEMERINTAH REPUBLIK INDONESIA NOMOR … TAHUN … TENTANG
  • BOLETÍN DE LAS CUMBRES DE LAS AMÉRICAS EL ALCA
  • LANDSBYGGEFONDEN 22 MARTS 2011 VEJLEDNING OM STØTTE FRA LANDSBYGGEFONDEN
  • FORMULARIO DE APADRINAMIENTOAMADRINAMIENTO DE ANIMALES CON UN
  • A SIMPLE MODEL FOR DRIFTING BUOY LIFETIMES AND A
  • FICHA DE INSCRIPCIÓN “MARKETING EDUCATIVO LAS CARTAS DE
  • MINISTERIO DE CULTURA JUVENTUD Y DEPORTES INFORME SEMESTRAL DE
  • LA PALABRA HOSPITALIDAD VIENE DEL GRIEGO FI·LO·XE·NÍ·A SIGNIFICA “AMOR
  • LLTI MOKSLO ŽURNALAS COLLOQUIA KVIEČIA RECENZUOTI ŠIAS KNYGAS ABRAITYTĖ
  • MAE 580 – CRYSTALLOGRAPHY AND CRYSTAL ANALYSIS FALL
  • 2007 CASE LAW UPDATE PAGE 33 2007 CASE
  •   [INSERT NAME OF FARM HERE] APIQ® PIGGERY
  • 3º ESO―EJERCICIOS DE ESTADÍSTICA 1 EL NÚMERO DE HERMANOS
  • EL CAPITAL I CAPÍTULO 3 EL DINERO O LA
  • THIS VERSION OF PLANNING PRACTICE NOTE 43 UNDERSTANDING NEIGHBOURHOOD
  • 17 ANNEX NO 4 TO THE RULES FOR THE
  • KRYTERIA OCENY Z PRZEDMIOTU „PODSTAWY DZIAŁALNOŚCI USŁUGOWEJ” W KLASIE
  • CURRÍCULUM ROCÍO ARREGUI PRADAS C XIMÉNEZ DE ENCISO 35
  • CLAUSULA ADICIONAL DE COLAPSO DE EDIFICIO ADICIONAL A POLIZA
  • 4232009 DOE ENERGY STORAGE SYSTEMS RESEARCH PROGRAM SBIR PROJECT