quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức viên chức trong bộ máy chính quyền địa phương thành phố phan rang – tháp chàm (kèm theo quyết định số

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức viên chức
trong bộ máy chính quyền địa phương Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
(Kèm theo Quyết định số 05/2013/QĐ- UBND ngày05/08/2013
của UBND Thành phố Phan Rang –Tháp Chàm)
-------------------------------------
=====================================
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước; Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công
chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi
thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc
phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm
của cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã
hội của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của
cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.
- Là căn cứ để lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xử lý trách
nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm các
chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã
hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy
định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức Thành phố.
- Yêu cầu triển khai đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức của Thành
phố nắm vững các chuẩn mực ban hành kèm theo Quyết định /2013/QĐ-UBND
ngày tháng 4 năm 2013 của Chủ tịch UBND Thành phố Phan Rang Tháp Chàm
ban hành Quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên trong
Cơ quan chính quyền địa phương Thành, trên cơ sở đó nâng trách nhiệm
thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị
hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao góp phần thực hiện tốt
chương trình tổng thể cải cách hành chính ban hành theo từng giai đoạn
cụ thể của địa phương.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
1. Phạm vi:
Quy tắc này quy định chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức
làm việc trong các Cơ quan chính quyền địa phương trong thi hành nhiệm
vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức, của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc thực hiện và
xử lý vi phạm.
2. Đối tượng điều chỉnh:
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng điều chỉnh theo quy định
tại Quy tắc này bao gồm:
- Những người là Cán bộ, Công chức (CBCC) được quy định tại Điều 4,
Luật cán bộ công chức đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể
chính trị- xã hội, xã hội – nghề nghiệp, UBND và HĐND cấp Thành phố,
cấp phường, xã thuộc Thành phố.
- Những người là Viên chức (VC) được quy định tại điều Điều 2, Luật
Viên chức đang làm việc trong các cơ quan sự nghiệp công lập của Thành
ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố.
III. QUY TẮC XỬ SỰ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG THI HÀNH
NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ
Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các
quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy
định của pháp luật.
1. Những quy định chung:
1.1. Giờ giấc làm việc: Theo quy định của Bộ Luật Lao động
- Buổi sáng từ 07g 00 đến 11g 30
- Buổi chiều từ 13g 30 đến 17g00
1.2. Trang phục
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức phải mặc trang phục gọn
gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu phù hợp với thời tiết,
tính chất công việc. Trang phục được quy định như sau:
- Đối với nam: Mặc quần âu, áo sơ mi;
- Đối với nữ: Mặc quần âu hoặc váy dài (váy dài qua đầu gối), áo sơ mi
có ve cổ; hoặc comple.
- Tuyệt đối không được mặc quần jeans, áo pull và áo không có ve cổ
hoặc màu vải có hoa văn sặc sỡ đi làm việc.
- Cán bộ, công chức phải đeo thẻ công chức khi làm việc và khi thực
hiện nhiệm vụ bên ngoài cơ quan.
2. Đối với những ngành có quy định riêng về mặc đồng phục thì thực
hiện theo quy định của ngành.
1.3. Lễ phục
Lễ phục của cán bộ, công chức là trang phục chính thức được sử dụng
trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể mà Ban tổ chức quy định
- Đối với nam: quần âu, áo sơ mi, cravat hoặc bộ comple.
- Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ.
- Đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày
hội dân tộc cũng coi là lễ phục.
1.4. Tin học ứng dụng
Cán bộ, công chức, viên chức phải biết cơ bản về tin học ứng dụng văn
phòng, soạn thảo văn bản và sử dụng thư điện tử trong việc trao đổi
thông tin.
1.5. Giao tiếp và ứng xử
Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự,
tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục,
nói tiếng lóng, tiếng địa phương, không to tiếng hoặc quát nạt.
a) Giao tiếp và ứng xử với nhân dân
Cán bộ, công chức khi giao tiếp với nhân dân phải thể hiện thái độ nhã
nhặn, văn minh, lịch sự:
- Lắng nghe nhân dân trình bày ý kiến, nguyện vọng; và trả lời những
yêu cầu chính đáng của nhân dân;
- Giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến
giải quyết công việc;
- Không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền
hà, khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức phải có
thái độ lịch sự, trung thực, thân thiện, hợp tác.
Cấp dưới phải thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, nếu không đồng ý thì
được quyền trình bày ý kiến và tranh luận, nhưng không được to tiếng,
dùng lời xúc phạm lẫn nhau.
c) Giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức phải xưng tên, cơ
quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung
công việc; không ngắt điện thoại đột ngột. Giọng nói vùa phải, đủ nghe
để mọi người xunh quanh còn làm việc.
d) Sử dụng điện thoại di động trong hội nghị, cuộc họp
Trong các hội nghị, cuộc họp, cán bộ, công chức không để điện thoại di
động ở chế độ chuông, không nói to trong trao đổi điện thoại làm ảnh
hưởng đến đại biểu tham dự hội nghị. Tùy theo tính chất, nội dung các
hội nghị, cuộc họp, chủ tọa phiên họp yêu cầu các đại biểu tham dự
không được sử dụng điện thoại di động. Hoặc nếu có nhu cầu cần thiết
thì xin phép chủ trì ra ngoài nghe và trả lời điện thoại.
1.6. Các hành vi bị cấm
- Tổ chức chơi chơi cờ bạc dưới mọi hình thức trong phòng làm việc,
trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị đang quản lý;
- Hút thuốc lá, chơi game trong phòng làm việc và có mùi rượu, bia
trong khi làm việc.
- Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý
của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại
giao.
1.7. Bài trí nơi công sở
a) Treo Quốc huy và Quốc kỳ:
- Trụ sở UBND và HĐND Thành phố và các phường, xã phải có treo Quốc
huy. Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà
nhà chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không
treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hỏng.
- Tại các Cơ quan hành chính nhà nước và sự nghiệp phải luôn treo Quốc
kỳ. Quốc kỳ được treo tại cổng chính hoặc tòa nhà chính (có thể treo
trên cột cờ trước toà nhà chính). Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích
thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
b) Biển tên, nội quy cơ quan
- Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên
gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan. Cách thể hiện biển
tên cơ quan theo quy định của Bộ Nội vụ.
- Các cơ quan hành chính nhà nước phải có nội quy, sơ đồ bố trí phòng
làm việc của cơ quan và được đặt tại nơi thuận tiện, dễ nhìn, dễ thấy.
c) Phòng làm việc
- Phòng làm việc 01 người phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và
tên, chức danh cán bộ, công chức; phòng có từ 02 người trở lên, phải
có biển tên của đơn vị; Tại bàn làm việc phải có biển tên và chức danh
của cán bộ, công chức.
- Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn
nắp, sạch sẽ, khoa học, hợp lý, có ý thức bảo vệ tài sản của Nhà nước,
của đơn vị, có ý thức, trách nhiệm trong việc vệ sinh chung trong cơ
quan, công sở và nơi công cộng.
- Không lập bàn thờ, thắp hương trong phòng làm việc.
d) Phương tiện và an toàn giao thông
- Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để và bảo đảm an toàn phương
tiện giao thông của cán bộ, công chức và của người đến giao dịch, làm
việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao
dịch, làm việc.
- Cán bộ, công chức trong cơ quan phải có ý thức để xe đúng nơi quy
định, theo hàng và khoảng cách, không được để tuỳ tiện.
- Cán bộ, công chức khi tham gia giao thông bằng ph­ương tiện xe gắn
máy yêu cầu bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và thực hiện các quy định về
an toàn giao thông và trật tự đô thị công cộng.
2. Quy định cụ thể:
- Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải
thực hiện đầy đủ và đúng các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công
chức, viên chức được quy định tại Điều 8, 9, 10 của Luật CBCC và Điều
16, 17, 18 của Luật viên chức.
( - Điều 8, 9, 10 của Luật Cán bộ, công chức
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân
dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát
của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế
của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát
hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ
bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn
kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước
được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết
định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với
người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định
việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành
nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời
báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết
định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán
bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực
hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công
chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy
ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn
hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm
minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật,
pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà
cho công dân;
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá
nhân, tổ chức;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- Điều 16, 17, 18 của Luật viên chức.
Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và pháp luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề
nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn
vị sự nghiệp công lập.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm tài sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử
của viên chức.
Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời
gian và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm
vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp
vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân
dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17
của Luật này và các nghĩa vụ sau:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức
trách, thẩm quyền được giao;
2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong
đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện
hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả
cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ
trách.)
- Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm phát hiện việc thực hiện
sai hoặc không đầy đủ, không đúng quy định của các cán bộ, công chức,
viên chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên
chức các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ,
công vụ, phản ánh đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ,
công chức, viên chức đó và chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ảnh
của mình.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công
chức, viên chức thuộc thẩm quyền và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công
chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật theo phân cấp quản
lý cán bộ, công chức.
2. Quy định về việc chấp hành các quyết định đối với cán bộ, công
chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ:
- Cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ phải
chấp hành quyết định của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị cũng như
người được uỷ quyền. Đồng thời khi được giao nhiệm vụ phải phối hợp
với cán bộ, công chức, viên chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và
cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có liên
quan của Thành phố, phường, xã để thực hiện nhiệm vụ, công vụ có hiệu
quả.
- Trường hợp có quyết định của cấp trên quản lý trực tiếp thì cán bộ,
công chức, viên chức phải thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm
quyền cao nhất, đồng thời có trách nhiệm báo cáo cấp quản lý trực tiếp
của mình về việc thực hiện quyết định đó.
- Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền, cán bộ, công chức,
viên chức phát hiện quyết định đó trái pháp luật hoặc không phù hợp
với thực tiễn thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định. Trong
trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên
trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về
hậu quả gây ra do việc thực hiện quyết định đó.
- Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa
phương cấp trên có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quyết định
của cán bộ, công chức, viên chức cấp dưới thuộc lĩnh vực được giao.
Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm phát hiện và báo cáo kịp
thời với người ra quyết định cùng cấp, cấp dưới hoặc người ra quyết
định của cấp trên về những quyết định có dấu hiệu trái pháp luật hoặc
không phù hợp với thực tiễn thuộc lĩnh vực được giao.
3. Quy định về giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và
công dân khi cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ, công vụ:
a. Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao nhiệm vụ, công vụ để
giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân phải
có trách nhiệm hướng dẫn công khai về thực hiện quy trình thực hiện cơ
chế “Một cửa” tại cơ quan, đơn vị, bảo đảm các yêu cầu của cơ quan,
đơn vị, tổ chức và công dân được giải quyết đúng luật, đúng thời gian
quy định. Trường hợp công việc cần kéo dài quá thời gian quy định, cán
bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết
quả” có trách nhiệm thông báo công khai cho cơ quan, đơn vị, tổ chức
và công dân có yêu cầu biết rõ lý do.
b. Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao nhiệm vụ, công vụ để
giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân phải
chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo đúng quy định của pháp luật.
4. Quy định trong giao tiếp hành chính:
- Cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại công sở và trong thời
gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải mặc trang phục đúng quy định
chung và quy định của từng ngành, lĩnh vực; phải đeo thẻ công chức
theo quy định; phải đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật
quy định; phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và
đồng nghiệp.
- Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên
chức phải có thái độ lịch sự, hòa nhã, văn minh. Khi giao dịch trực
tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin
(điện thoại, thư tín, qua mạng...) phải bảo đảm thông tin trao đổi
đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần
hướng dẫn, trả lời.
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong quản lý, điều hành hoạt
động của cơ quan, đơn vị phải nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, công
chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý để có cách thức điều hành phù
hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng
tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công
chức, viên chức; phát huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập và phát
huy sáng kiến của cán bộ, công chức, viên chức; tôn trọng và tạo niềm
tin cho cán bộ, công chức, viên chức khi giao và chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ, công vụ; bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức khi
bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.
- Cán bộ, công chức, viên chức thừa hành chuyên môn nghiệp vụ phải tôn
trọng địa vị của người lãnh đạo, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được
giao đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, dám chịu trách nhiệm; có
trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của cơ quan,
đơn vị mình bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả.
- Trong quan hệ đồng nghiệp cán bộ, công chức, viên chức phải chân
thành, nhiệt tình bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc được giải quyết nhanh
và hiệu quả.
5. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm:
Thực hiện những quy định tại các Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật CBCC,
Điều 19 của Luật viên chức và các Điều 37, Điều 40 của Luật Phòng,
chống tham nhũng và các quy định của pháp luật khác về những việc cán
bộ, công chức, viên chức không được làm. Ngoài ra khi thực thi nhiệm
vụ, công vụ không được mạo danh để giải quyết công việc; không được
mượn danh cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân.
( - Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật CBCC,
Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo
đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái,
mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan
đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí
mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật
nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật
nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định
nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành,
nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước,
tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn
mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người
phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của
Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan
đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng,
chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những
việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
- Điều 19 Luật viên chức
Điều 19. Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được
giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái
với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương
hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân
dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực
hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Điều 37, Điều 40 của Luật Phòng, chống tham nhũng
Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức
nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và
nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật
công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc
mình tham gia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý
sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định
của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị
vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng
của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong
phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà
nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của
mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ
quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán
vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ
hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực
tiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và
những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được
ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố,
mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ
hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của
doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em
ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ
quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng
hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối
với các đối tượng sau đây:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ
thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên
chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tài sản của
Nhà nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến
công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc
thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại
quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức.)
6. Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong quan
hệ nhiệm vụ, công vụ:
- Cán bộ, công chức, viên chức không được trốn tránh, đùn đẩy trách
nhiệm khi nhiệm vụ, công vụ do mình thực hiện gây ra hậu quả ảnh hưởng
đến hoạt động của cơ quan, đơn vị mình hoặc của cơ quan, đơn vị, tổ
chức khác hoặc vi phạm tới quyền lợi chính đáng, danh dự và nhân phẩm
của công dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức không được cố tình kéo dài thời gian
hoặc từ chối sự phối hợp của những người trong cơ quan, đơn vị mình
hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và của công dân khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức không được che giấu, bưng bít và làm
sai lệch nội dung các phản ảnh của cán bộ, công chức, viên chức làm
việc trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức khác
hoặc của công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do
mình được giao thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
7. Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm khi giải
quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và của công dân:
- Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao giải quyết các yêu cầu
của cơ quan, đơn vị, tổ chức và của công dân không được từ chối các
yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức
trách, nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ, công chức, viên chức không được làm mất, hư hỏng hoặc làm
sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ
chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết.
- Cán bộ, công chức, viên chức không được làm lộ bí mật Nhà nước, bí
mật công tác và bí mật nội dung, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức
và công dân theo quy định của pháp luật.
IV. QUY TẮC XỬ SỰ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm:
- Cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các hoạt động xã hội thể
hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục phù hợp để
người dân tin yêu.
- Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm hướng dẫn người dân
khi tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực mình được giao đúng quy
định của pháp luật nhằm tạo nếp sống và làm việc theo quy định của
pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp
luật phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
xử lý.
2. Các quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
trong quan hệ xã hội:
- Cán bộ, công chức, viên chức không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn,
mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động trong xã hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng các tài sản, phương
tiện công cho các hoạt động xã hội không thuộc hoạt động nhiệm vụ,
công vụ;
- Cán bộ, công chức, viên chức không được tổ chức các hoạt động cưới
hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt
động khác của bản thân và gia đình vì mục đích vụ lợi.
3. Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong ứng
xử nơi công cộng:
- Cán bộ, công chức, viên chức không được vi phạm các quy định về nội
quy, quy tắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực về
thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ
của xã hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức không được vi phạm các quy định về đạo
đức công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư
thống nhất thực hiện./.
12

  • METHODS AND SAMPLE CHARACTERISTICS WERE SUMMARIZED IN THE MAIN
  • HOTELSKA REZERVACIJA ZA NOČITVE V HOTELIH V METLIKI
  • 2 RESOLUCIONES 6 DE FEBRERO DE 2003 01 RESOLUCION
  • F ORM RA1 RECORD OF REASONABLE ADJUSTMENTS MADE
  • G A L E N A MAS COMANGAU
  • EXPRESS PRODUCTION REALTIME EVLBI SERVICE EXPRES IS FUNDED BY
  • ACHTERBAHN THE RASMUSFIRST DAY OF MY LIFE (TEXT
  • Henry Mcmaster South Carolina Robert m Hitt iii Governor
  • P EQUEÑAS PREGUNTAS PARA COMPLETAR (POR JOSÉ MARÍA FERNÁNDEZ
  • NAME CLASS DATE ACTIVITY P17 PRESSURE
  • hotel-restaurant-galena-mas-comangau-SLL-1_1_30_168
  • COMMON GROUND A CROSSCULTURAL SELFDIRECTED LEARNER’S INTERNET GUIDE INDIVIDUAL
  • EL CIELO DEL MES – SEPTIEMBRE 2021 LOS PLANETAS
  • 11311 TÜRK TİCARET KANUNUNUN YÜRÜRLÜĞÜ VE UYGULAMA ŞEKLİ HAKKINDA
  • IBM REFUERZA SU OFERTA DE BASES DE DATOS CON
  • FETAL MRI REPORTING TEMPLATE MONTREAL CHILDREN’SCARPINETA MRI ABDOMEN AND
  • MUNICIPALIDAD DISTRITAL DE UCHUMAYO ADJUDICACION DIRECTA SELECTIVA N° 0122012MDU
  • PROSALIS – HEALTH PROJECT IN LISBON IS A NONPROFIT
  • DLA AND AA REASON CODES CARE REASON CODES FAVOURABLE
  • DRAFT ABI SUBMISSION TO THE JUSTICE COMMITTEE ON THE
  • USECHE 22 ENTRE LA REALIDAD Y LA FICCIÓN DIALOGO
  • ZAPYTANIE O WYDANIE FORMULARZA E301PD U1 DLA UBIEGAJĄCYCH SIĘ
  • DESKRIPTIVNA I TOPOGRAFSKA ANATOMIJA COVEKAGLAVA I VRAT DRBRANKO MŠLJIVIĆ
  • DOI “GETTING TO GREEN SCORECARD” FOR US FISH AND
  • 10 WHITE PAPER WHY COATINGS FAIL SURFACE PREPARATION AND
  • CÓDIGO DE CONDUCTA Y POLÍTICAS DE USO DE LA
  • 32 WYNIKI ANKIETY SKIEROWANEJ DO PODMIOTÓW GOSPODARCZYCH DZIAŁAJĄCYCH NA
  • THE ECONOMIC IMPACT OF TOURISM ON MEDWAY TOWNS 2009
  • UNIT 1 BREAD 1 BRAINSTORMING WRITE DOWN FIVE FACTS
  • CO Przynosimy Pierwszego Dnia DO Przedszkola Kapcie Najlepiej na